Sau điều trị ung thư vú theo phương pháp phẫu thuật, thì xạ trị thường được sử dụng sau phẫu thuật nhằm loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại, ngăn ngừa tái phát ung thư vú.
Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xạ trị sau phẫu thuật cắt bỏ riêng khối u nếu:Bệnh ở giai đoạn đầu
Khối u có kích thước khoảng 4 cm hoặc nhỏ hơn
Ung thư chỉ phát triển trong một khu vực nhất định
2. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú
Xạ trị có thể được sử dụng sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại ở vùng đã cắt bỏ, ngăn chặn nguy cơ bệnh tái phát. Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xạ trị ở các bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú nếu có các yếu tố liên quan tới nguy cơ tái phát cao sau phẫu thuật bao gồm:
Khối u có kích thước khoảng 5 cm hoặc lớn hơn
Ung thư đã lây lan tới các hạch bạch huyết và mạch máu trong vú
Ung thư có trong một hoặc nhiều hạch bạch huyết
Ung thư đã xâm lấn tới da (ở ung thư vú giai đoạn cuối hoặc ung thư vú thể viêm)
Dựa trên các yếu tố nguy cơ tái phát, khoảng 20 – 30% người bệnh có nguy cơ tái phát cao sau khi phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú. Xạ trị đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu là có thể làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư quay trở lại. Người bệnh thường nhận được xạ trị vào vùng vú đã cắt bỏ hoặc các hạch bạch huyết lân cận.
3. Các trường hợp không sử dụng xạ trị
Xạ trị thường không được áp dụng trong các trường hợp sau:
Người bệnh đang mang thai
Người bệnh đã từng xạ trị ở cùng vị trí đó trước đây
Người bệnh mắc một số bệnh liên quan tới mô liên kết như xơ cứng bì hoặc viêm mạch máu. Những bệnh này sẽ khiến cơ thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của hóa trị.
Xem thêm cách điều trị ung thư vú