Điều trị các căn bệnh ung thư tốt nhất

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn vì đột biến gen

Ung thư tinh hoàn sẽ gây ra hiện tượng đau tinh hoàn, sưng, cứng, khối u trong tinh hoàn gây cho bệnh nhân có cảm giác trĩu nặng, hoặc ngực và núm vú to ra bất thường như phụ nữ. Những nam giới có gen KITLG ngoài có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tinh hoàn còn gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Bệnh ung thư tinh hoàn là loại bệnh khởi phát âm thầm nhưng bệnh tình rất nghiêm trọng, một khi phát hiện này mà không kịp thời điều trị tế bào ung thư sẽ phát triển và di căn rất nhanh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. 
Một công trình nghiên cứu của Tiến sỹ Elizebeth Papley thuộc viện nghiên cứu ung thư Anh được đăng tải trên tạp chí Nature Genetics cho biết đã phát hiện gen đột biến gây bệnh ung thư tinh hoàn.
Các công trình nghiên cứu độc lập tại Mỹ và Anh đã tìm thấy 2 gen liên quan đến bệnh ung thư tinh hoàn giúp lý giải vì sao căn bệnh này có tính di truyền hay không đồng thời mở ra hướng xác định những đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao.




Sau một thời gian nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra nhận định được (nguyên nhân ung thư tinh hoàn) nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn từ đột biến gen. Những gen đột biến có một vòng xoắn bất thường, một phiên bản phổ biến của gen được gọi là KITLG gây hại rất lớn cho cơ thể và có nguy cơ phát triển thành tế bào ung thư.
Những nam giới có gen KITLG phổ biến được sao chép 2 lần tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư 4,5 lần so với những nam giới có phiên bản sao chép bình thường.Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư tinh hoàn trong độ tuổi 15-45 tuổi. Theo ước tính tại Anh hàng năm có khoảng 2 000 người được chẩn đoán ung thư tinh hoàn.
Các nhà khoa học thuộc Viện Sức Khỏe Quốc Gia Mỹ cũng phát hiện ra nguy một loại gen khác nguy cơ gây bệnh ung thư cao là gen PDE11A. Các nhà khoa học đã phân tích gen AND của 95 bệnh nhân mắc bệnh ung thư tinh hoàn và nhận thấy 7 đột biến trong gen PDE11A, ở những nam giới khỏe mạnh các nhà khoa học không phát hiện ra biến đổi ở gen này.
Đại diện nhóm nghiên cứu Tiến Sỹ Constantine Stratakis Trưởng khoa Nội Tiết và Di Truyền học thuộc Viện Sức khỏe trẻ em và sự phát triển cho biết “những đột biến gen này không trực tiếp gây ra bệnh ung thư nhưng sự xuất hiện của nó làm tăng mức độ nhạy cảm của khối u”.
Nguồn tham khảo tại đây: http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-tinh-hoan/phat-hien-gen-dot-bien-gay-benh-ung-thu-tinh-hoan.aspx

Phát hiện sớm điều trị thành công bệnh ung thư máu

Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm. Điều trị ung thư máu bằng kỹ thuật ghép tế bào gốc được đánh giá là một phương pháp mới và hiệu quả nhất trong điều trị căn bệnh này. Bệnh ung thư máu thường khó phát hiện khi ở giai đoạn đầu. Các bác sỹ khuyên bạn nên đi khám khi cơ thể có các biểu hiện bất thường như thường xuyên đau nửa đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, mất ngủ, cơ thể suy nhược. Hiện nay nguyên nhân gây ra bệnh này chưa được rõ ràng, nhưng những nguy cơ từ việc nhiễm Benzen, hút thuốc là, tiền sử điều trị hóa chất. Phát hiện bệnh sớm giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn, kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Ung thư tế bào máu hay còn gọi là bệnh bạch cầu (bệnh máu trắng) là hiện tượng gia tăng đột biến số lượng bạch cầu trong máu. Bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên khi lượng bạch cầu trong máu quá lớn sẽ dẫn đến hiện tượng xâm lấn hồng cầu. Khi hồng cầu bị tiêu diệt gây ra hiện tượng thiếu máu, ung thư máu, nhiều trường hợp dẫn đến nguy cơ tử vong.




1. Ghép tế bào gốc tạo máu là gì?
Ghép tế bào gốc tạo máu hay thường được gọi ngắn gọn là phương pháp ghép tủy. Đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh lý huyết học và ung thư học. Các bác sỹ tiến hành ghép tế bào gốc lấy từ tủy xương hoặc từ máu để ghép vào cơ thể người bệnh nhằm điều trị các bệnh lý huyết học, miễn dịch, di truyền và một số bệnh lý liên quan khác.
2. Lịch sử của phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu?
Trong những thập kỷ trước những bệnh nhân mắc bệnh ung thư tế bào máu cơ hội sống xót gần như không có. Phương pháp ghép tủy ra đời như một “dấu cộng đỏ” cho bệnh nhân mắc căn bệnh ác tính này.
Ca cấy ghép đầu tiên được thực hiện vào năm 1965, tuy nhiên bệnh nhân đã tử vong sau 20 ngày thực hiện cấy ghép.
Ước tính đến năm 2000 cả thế giới đã thực hiện thành công khoảng 500.000 ca cấy ghép mang lại sự sống cho hàng triệu bệnh nhân.
3. Một số phương pháp cấy ghép tế bào gốc tạo máu phổ biến cho.
- Phương pháp cấy ghép tế bào gốc tự thân: Các tế bào được lấy từ cơ thể bệnh nhân đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt rồi được ghép trở lại cơ thể người bệnh.
- Phương pháp cấy ghép tế bào dị thân: Các tế bào cấy ghép được lấy từ một cơ thể khác đi nuôi cấy và đem ghép vào cơ thể bệnh nhân. Ưu điểm của phương pháp này là các tế bào khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh từ tế bào cũ. Tuy nhiên phương pháp này cũng mang lại rủi do cao, nếu tế bào ghép không tương đồng thì nguy cơ tử vong cao.
- Phương pháp ghép từ tế bào máu ngoại vi: Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp tủy của bệnh nhân nghi ngờ nhiễm tế bào ung thư, hoặc phương pháp nuôi cấy tế bào tủy xương thất bại. Thực hiện phương pháp này các bác sỹ sẽ tiến hành huy động và tách chiết tế bào bằng các thiết bị hiện đại sau đó sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân.
Xem thêm cách chẩn đoán ung thư máu: http://daotoangroup.blogspot.com/2015/02/cay-ghep-te-bao-goc-tao-mau-pho-bien.html

cách chẩn đoán ung thư hắc tố giai đoạn đầu là gì


Ung thư tế bào hắc tố xuất hiện khi tế bào hắc tố trở thành ác tính, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hầu hết tế bào hắc tố nằm trong da; khi u hắc tố xuất hiện ở da thì loại ung thư này được gọi là u hắc tố da.Ung thư hắc tố có thể xuất hiện ở nhãn cầu và được gọi là u hắc tố nhãn cầu. Hiếm khi u hắc tố xuất hiện ở màng não, ống tiêu hóa, hạch hoặc các vùng khác nơi có tế bào hắc tố. U hắc tố xuất phát từ những vùng khác ngoài da không được đề cập tới trong tập thông tin này.
Các triệu chứng gợi ý chẩn đoán.
Ung thư hắc tố có thể xuất hiện bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, tỉ lệ trên da là hơn 90%, ngoài ra còn các vị trí khác như võng mạc mắt, màng não, đại trực tràng. Triệu chứng ung thư hắc tố điển hình là sự thay đổi tính chất của nốt ruồi cũ, một tổn thương sắc tố cũ hoặc ngay trên nền da thường.

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Cách khám lâm sàng cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn

Ung thư tinh hoàn không thường gặp, bệnh thường gặp ở độ tuổi khoảng 15-39 tuổi, thường gặp nhất trong khoảng 15 - 34 tuổi. Dựa vào tính chất các tế bào, các ung thư tinh hoàn được xếp thành nhóm seminom và nhóm không seminom. Các seminom gồm ba loại: cổ điển, không biệt hóa hoặc ưu thế tinh bào. Ung thư không seminom gồm Choriocarci-nom, carinom phổi và teratom. Các bướu có thể chứa cả seminom và không seminom.
Cách khám lâm sàng cho bệnh nhân ung thư tinh hoàn? Càng ngày càng có nhiều ca khỏi bệnh, thậm chí cả khi khối u đã có di căn ở thời điểm chẩn đoán.
Hiếm khi có thể phát hiện bệnh một cách ngẫu nhiên, sự thay đổi về mật độ ở một thời điểm nào đó của tinh hoàn, đó là một vùng cứng hơn và có thể vùng đó bị mất cảm giác binh thường. Phần tinh hoàn còn lại, mào tinh, thừng tinh hoàn toàn bình thường. Khi đó, ta cần phải nghi tới một khối u tinh hoàn và đề xuất thăm dò bằng cách phẫu thuật có làm xét nghiệm giải phẫu bệnh lý tức thì. Thông thường, chính là nhìn thấy có khối u tinh hoàn mà ta cần phải làm xét nghiệm. Trước một khối u ở trong bìu, thì vấn đề là cần phải đi khám kĩ để chỉ rõ được vị trí của khối u.


Trước hết cần phải biết là đầu mào tinh nằm ở phía sau và phía dưới của khối u nếu u phát triển. khi đã sờ thấy được mào tinh, thì ta có thể khẳng định được rằng khối u là của tinh hoàn. Mặc cho mật độ của khối u là mềm hay rắn, hình thể của nó đều đặn hay gồ ghề thì đều là không quan trọng mà điều quan trọng hơn là thể tích của tinh hoàn tăng, mà mào tinh và thừng tinh bình thường. 
Qua thăm khám trực tràng ta thấy, tuyến tiền liệt và túi tinh cũng bình thường. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp rất dễ nhầm đặc biệt khi khối u phát triển không đều về hai phía của mào tinh tạo ra một ranh trong đám cứng. Trong trường hợp viêm mào tinh thì ống dẫn tinh to lên, thừng tinh bị thâm nhiễm, và thường thì kết hợp với viêm tuyến tiền liệt. Những dấu hiệu này có giá trị rất lớn. không ít bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn tương đối muộn vì mất thời gian đi điều trị viêm màng tinh trước đó.
Trong thực tế, việc chẩn đoán ung thư tinh hoàn phân biệt một khối u tinh hoàn với một thủy thung màng tinh hoàn ít được đặt ra vì thủy thũng màng tinh hoàn khi soi xuyên qua ánh đèn thì trong suốt, vả lại khi có thủy thũng thì cũng không cho phép sờ thấy được mào tinh. Túi máu màng tinh hoàn cũng giống như ung thư nhưng nó hiếm gặp hơn ung thư tinh hoàn, nó nặng hơn, cứng hơn, bìu ít mềm hơn. Đối với tiêm tinh mạc cháy máu cũng vậy. Nhưng dù thế nào thì cũng nên có sự can thiệp của phẫu thuật.

Ung thư vòm họng di căn có triệu chứng như thế nào?

Triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn sớm thường không có biểu hiện gì quá rõ ràng, chính vì vậy nên việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn và cũng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Hạch cổ nổi một bên là triệu chứng của ung thư vòm họng rất thường gặp, hạch cứng kích thước có thể từ 2 – 3 cm đến 7 – 8 cm, xung quanh không có dấu viêm nhiễm như sưng, nóng đỏ và đau, ban đầu di động sau đó thì dính vào tổ chức xung quanh, vị trí thường là góc hàm, bên cổ.
Mặc dù vậy, nhiễm virus Epstein-Barr có thể liên quan đến bệnh nhưng chưa chứng minh được đầy đủ. Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu thấy có những mảnh ADN của virus Epstein-Barr kết hợp với ADN của tế bào trong vòm họng nhưng nhiều trường hợp khác, nhiễm virus Epstein-Barr lại phục hồi hoàn toàn.

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Tế bào gan phân chia bừa bãi là bệnh ung thư gan

Bệnh ung thư gan thường xuất hiện âm thầm nên người bệnh khó nhận biết được mình bị bệnh mà chỉ phát hiện ra bệnh khi ung thư gan đã ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn đầu nhiễm bệnh, phần lớn bệnh nhân ung thư gan đều không có triệu chứng gì đặc trưng, thậm chí người bệnh vẫn thấy hoàn toàn khỏe mạnh vì thế nên có bất cứ biện pháp chữa trị nào. Chỉ đến khi bệnh tình đã quá nặng, thậm chí đã ở giai đoạn cuối thì người bệnh mới biết, tuy nhiên lúc này thì đã quá muộn, mọi biện pháp chữa trị chỉ có thể kéo dài sự sống cho người bệnh chứ không thể chữa khỏi được.
Ung thư gan là loại khối u ác tính hình thành từ các tế bào gan phân chia bừa bãi. Loại này có tỷ lệ mắc bệnh đang tăng dần, chủ yếu là do liên quan tới viêm gan C. Ở một số vùng trên thế giới ung thư tế bào gan là loại ung thư phổ biến. Tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng thứ ba trong các loại ung thư phổ biến nhất.
Đặc trưng của bệnh ung thư gan là không có biểu hiện trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Thậm chí đến giai đoạn cuối rồi người bệnh mới có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, sút cân không rõ nguyên nhân… Tuy nhiên mọi biện pháp chữa trị lúc này chỉ có thể kéo dài sự sống cho người bệnh chứ không thể chữa khỏi được. Vì thế theo khuyến cáo của các bác sỹ chúng ta nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là kiểm tra gan để có thể phát hiện bệnh ung thư gan sớm nhất. Các triệu chứng ung thư gan ban đầu chỉ là: cổ chướng, vàng da, xuất huyết tiêu hoá do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản
Ung thư tế bào gan có thể chữa trị bằng phẫu thuật, nhưng chỉ được lựa chọn cho một số ít bệnh nhân ung thư gan có khối u khu trú. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào mức độ choán chỗ của khối u và mức độ suy yếu chức năng gan.
Trong từng loại ung thư Gan, có những phương pháp điều trị riêng, Cần phải theo dõi và kiểm tra định kỳ để đảm bảo phát hiện ra những thay đổi trong sức khỏe.
Giữa những cuộc hẹn khám định kỳ, bệnh nhân ung thư Gan cần thông báo bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe của mình với bác sĩ càng sớm càng tốt.
Phân loại tế bào ung thư gan

U ác tính ở gan chủ yếu là ung thư biểu mô tuyến nguyên phát, với hai loại tế bào chính: ung thư tế bào gan và ung thư tế bào đường mật. Theo loại tế bào phát triển thành khối u xác định bằng xét nghiệm mô học, người ta phân loại thành:
- Ung thư tế bào gan
- Ung thư tế bào gan dạng sợi
- Ung thư tế bào đường mật
- Ung thư hỗn hợp tế bào gan và tế bào đường mật
- Ung thư không biệt hóa, khối u blastoma gan hiếm gặp ở người lớn.
Trong các loại thì ung thư tế bào gan dạng sợi có thể chữa khỏi được nếu khối u được cắt bỏ. Loại này thường xảy ra ở những phụ nữ trẻ và có tiến triển lâm sàng chậm hơn loại ung thư tế bào gan thường gặp.
Xem thêm: 
http://benhvienungbuouhungviet.vn/tim-hieu-benh-ung-thu/ung-thu-gan/dieu-tri-ung-thu-gan.aspx

Giai đoạn điều trị ung thư gan có thể cắt bỏ gan

Giai đoạn điều trị ung thư gan có thể cắt bỏ gan là: 
Giai đoạn khu trú có thể cắt bỏ: T1, T2, T3 và một số T4; N0; Mo
Là khối u đơn độc nằm trong một phần của gan và có thể cho phép phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u với một phần mô gan lành xung quanh. Xét nghiệm chức năng gan thường cho kết quả bình thường hoặc ở mức độ bất thường tối thiểu và không có bằng chứng của xơ gan hoặc viêm gan mạn tính. Chỉ có một số ít bệnh nhân ung thư gan còn ở giai đoạn này. Các thăm dò trước phẫu thuật bao gồm chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ hạt nhân nhằm mục đích xác định mức độ lan tỏa của khối u qua mặt phân cách các thuỳ, sự xâm lấn vào rốn gan hay vào tĩnh mạch chủ. Phần gan được cắt phải có mép cẳt vào mô lành từ 1 - 2cm. Bệnh nhân viêm gan mạn tính và xơ gan có nguy cơ rủi ro cao khi tiến hành phẫu thuật.

Giai đoạn khu trú không thể cắt bỏ: Một số T2,T3 và T4; N0; Mo
Loại ung thư này giới hạn trong gan, nhưng không thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ khối u bởi vị trí của khối u trong gan hoặc vì các tình trạng bệnh đi kèm (chẳnghạn như xơ gan). Bệnh nhân ung thư tế bào gan dạng sợi khu trú không thể cắt bỏ có thể xem xét để ghép gan. Đối với các bệnh nhân khác, có thể lựa chọn điều trị bằng nút mạch bằng hóa chất.
Giai đoạn muộn: T bất kỳ, N1 hoặc M1
Ung thư gan giai đoạn muộn là khi ung thư đã xuất hiện ở hai thuỳ gan hoặc đã di căn tới các vị trí xa thì việc điều trị ung thư gan, thời gian sống thêm trung bình thường là hai đến bốn tháng. Vị trí di căn thường gặp nhất của ung thư tế bào gan là phổi và xương. Ung thư gan thường có nhiều ổ, đặc biệt là khi bệnh nhân đã bị xơ gan hoặc viêm gan mạn tính.
Bệnh ung thư gan thường xuất hiện âm thầm nên người bệnh thường không biết mình bị bệnh mà có biện pháp điều trị kịp thời vì thế việc đi khám sức khỏe định kỳ giữ vai trò rất quan trọng, giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh để có biện pháp chữa trị thích hợp.