Điều trị các căn bệnh ung thư tốt nhất

Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Ung thư trực tràng bạn cần biết như thế nào

Ung thư trực tràng bạn cần biết như thế nào? Ung thư thư đại trực tràng biểu hiện như thế nào? Những nguyên nhân gì gây ung thư đại trực tràng?
Ung thư đại tràng điển hình biểu hiện bằng đi ngoài ra máu, ỉa lỏng phân lẫn máu như máu cá nhưng cũng có khi ỉa nhiều máu, đau bụng. Tùy theo vị trí của ung thư mà có vùng đau tương ứng khác nhau. Bệnh nhân có thể ỉa lỏng ngày một hoặc nhiều lần, cũng có thể táo bón: 2 hoặc hoặc 3 ngày đi ngoài một lần phân cứng hoặc phải rặn nhiều khi đại tiên, khuân phân có thể nhỏ hơn bình thường. Gầy sút là biểu hiện muộn, có thể chán ăn, buồn nôn. Đối với ngời lớn tuổi (>50 tuổi) khi có đại tiện phân máu thì trước khi chẩn đoán bị bênh trĩ bao giờ cũng phải loại trừ người đó có ung thư đại trực tràng hay không.

Nguyên nhân:
Cho tới nay cũng giống như nhiều loại ung thư khác người ta cũng chưa biết được nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng. Trên 75-95% ung thư đại trực tràng xuất hiện ở những người mà không có liên quan tới yếu tố về gen [5],[7]. Phần lớn ung thư đại trực tràng xuất hiện từ các polyp ung thư hóa. Polyp tuyến là loại hay ung thư hóa khi mà kích thước > 1cm.
Những người mà có bố mẹ và anh em ruột bị ung thư đại trực tràng thì khả năng người đó bị ung thư đại trực tràng cao gấp 2-3 lần so với người không có tiền sử gia đình bị ung thư đại trực tràng.
Các yếu tố nguy cơ gây ung thư đại trực tràng: nam giới hay bị hơn nữ, người lớn tuổi hay bị hơn so với người trẻ tuổi [7]. Ung thư đại tràng tăng dần theo tuổi. Tại Hoa Kỳ chỉ khoảng 0,1 % ung thư đại trực tràng được chẩn đoán ở tuổi 20, 1,1% ở tuổi 20-34, 4% ở tuổi 35-44, 13,4% ở tuổi 45-54, 20,4% ở tuổi 55-64, 24% ở tuổi 65-74, 25% ở tuổi 75-84 và 25% ở tuổi 85 [6]. Như vậy, 94,9% ung thư đại trực tràng đươc chẩn đoán ở tuổi trên 45. Chế độ ăn nhiều chất béo, ăn nhiều thịt đỏ, uống nhiều rượu, béo phì, hút thuốc lá, ít vận động thể lực cũng là các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng ung thư đại trực tràng [7]. Khoảng 10% số trường hợp ung thư đại trực tràng liên quan tới ít vận động [8]. Nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng lên khi một ngày uống trên 2 đơn vị cồn với nam và 1 đơn vị cồn với nữ (theo tiêu chuẩn 1 đơn vị cồn của Hoa Kỳ tương đương 14g ethanol, bằng khoảng 300 ml bia 5 độ và khoảng 120 ml rượu vang 12 độ) [9]. Ăn nhiều rau quả tươi và nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng [5].
Xem thêm cách chẩn đoán ung thư đại trực tràng mà các bác sĩ thường hay dùng nhất

Viêm gan B có những đường lây truyền nào

Viêm gan B có những đường lây truyền nào? Đường lây truyền của viêm gan virus B:
- Lây truyền qua đường máu: hay gặp do truyền máu và chế phấm của máu có nhiễm virus viêm gan B, dùng kim tiêm chung mà chưa được khử trùng theo đúng tiêu chuẩn.
- Lây truyền qua quan hệ tình dục
- Truyền từ mẹ sang con: Virus được truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh đẻ, trong thời kỳ mang thai và thời gian mẹ con gần gũi nhau. nếu trong cơ thể mẹ có virus viêm gan B thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con ngay sau khi lọt lòng là 50-90% tùy theo nồng độ virus trong huyết thanh của mẹ cao hay thấp và người mẹ có HBeAg dương tính hay âm tính. Đây là con đường lây truyền nguy hiểm cần phải phòng tránh.
Diễn biến của nhiễm viêm gan virus B
Sau khi nhiễm virus viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virus B cấp tính đó là: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, đi tiểu nước tiểu sẫm màu như nước trà đặc hoặc nước vối tiếp sau đó da và củng mạc mắt vàng tăng dần. Sau 1-2 tháng diễn biến bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỉ lệ rất ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong.
Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virus B cấp tính sau 6 tháng vẫn chưa sạch virus mà chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong trường hợp điển hình viêm gan virus B mạn tính bệnh nhân có từng đợt mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, đau vùng gan, có thể có vàng da, khi đi khám bệnh thường được phát hiện có gan to chắc. Thật không may mắn cho người bệnh, ở giai đoạn mạn tính hầu như không có biểu hiện các triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và bệnh ung thư gan.
Phòng ngừa bệnh và biến chứng
- Đối với người chưa có miễn dịch với virus viêm gan B cần tiêm phòng
- Đối với trẻ em sinh ra từ mẹ mà xét nghiệm có HBsAg dương tính cần được dùng globulin miễn dịch và tiêm phòng vaccine trong vòng 24 giờ ngay sau khi sinh sẽ giúp giảm 95% khả năng lây truyền từ mẹ sang con.
- Đối với những người viêm gan virus B mạn tính mà chưa có chỉ định điều trị cần theo dõi thường xuyên cứ 3-6 tháng một lần bằng xét nghiệm ALT trong máu, αFP và siêu âm gan.
- Không dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virus viêm gan B.
- Trước khi kết hôn cần thử HBsAg nếu vợ hoặc chồng có nhiễm virus viêm gan B mà người kia chưa có miễn dịch cần tiêm phòng trước khi kết hôn.

Các xét nghiệm cần tiến hành khi nghi mắc viêm gan B

Hiện nay với các phương pháp y học hiện nay thì bệnh nhân nhiễm viêm gan virut B có thể gây nên bệnh ung thư gan, cho cần phải phát hiện được từ rất sớm. Cách xác định có bị nhiễm virus viêm gan B hay không?
Muốn biết mình có nhiễm virus viêm gan B chỉ cần xét nghiệm HBsAg trong máu. Nếu kết quả cho thấy có dương tính với HBsAg tức là mình đã bị nhiễm virus viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà có dương tính với Anti-HBs có nghĩa là mình đã có nhiễm virus viêm gan B nhưng đã khỏi và hiện tại đã có miễn dịch với virus viêm gan B. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs thì trường hợp này cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virus viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh.
Sau khi có viêm gan virus B cấp tính nếu sau 6 tháng mà xét nghiệm HBsAg vẫn dương tính tức là người đó đã chuyển sang giai đoạn mạn tính.
Điều trị viêm gan virus B
Phần lớn viêm gan virus B cấp tính không cần dùng thuốc đặc hiệu để điều trị virus vì 90% số trường hợp mắc bệnh ở người lớn hoặc trẻ em lớn bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Trong giai đoạn cấp tính người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi đảm bảo dinh dưỡng tốt bệnh sẽ dần hồi phục. Theo khuyến cáo của hội gan mật Hoa kỳ (American association for the study of liver diease –AASLD) viêm gan virus B mạn tính chỉ điều trị khi men gan ALT (Alanine aminotranferase) tăng cao trên 2 lần trở lên so với bình thường. Trên thế giới ngày nay ALT đối với người khỏe mạnh bình thường < 30 IU/ml đối với nam giới và <19 IU/ml đối với nữ giới. Trong trường hợp ALT cao ít hơn hoặc không cao mà khi sinh thiết gan cho thấy có viêm hoại tử nhiều hoặc xơ nhiều thì cũng có chỉ định điều trị.
Các thuốc điều trị viêm gan: có hai nhóm thuốc đó là các thuốc uống có nguồn gốc nucleoside và thuốc tiêm là các interferon. Các thuốc nucleoside bao gồm: Lamivudine, Adefovir, Telbuvidine, Entecavir, Tenofovir. Những thuốc này dễ sử dụng nhưng phải dùng thuốc kéo dài. Các thuốc interferon gồm có Interferon-α và Peg-interferon α. Những thuốc tiêm này ít có hiệu quả đối với người Việt Nam bị viêm gan virus B mạn tính bởi vì nhóm thuốc này có tác dụng tốt với viêm gan virus B mạn tính do genotype A mà người Việt Nam chủ yếu là genotype B và C gây ra.
Xem biểu hiện ung thư gan để biết thêm thông tin chi tiết hơn.

Ngực to bất thường có thể là ung thư gan

Tại Việt Nam, ung thư gan là loại ung thư phổ biến đứng hàng thứ 4 ở cả hai giới. Ung thư gan chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi, độ tuổi từ 50-60 là độ tuổi cỏ tỷ lệ mắc bệnh cao. Thông thường nam giới có nguy cơ mắc phải cao gấp 7 đến 8 lần so với phụ nữ.
Ung thư gan ở giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng, khi phát hiện ra thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Đau bụng vùng hạ sườn trái là triệu chứng ung thư gan thường gặp nhất do u lớn. Những dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo ung thư gan
Giảm cân không rõ lý do
Mất cảm giác ngon miệng
Cảm thấy nhanh chóng no bụng mặc dù chỉ ăn một lượng nhỏ
Buồn nôn hoặc ói mửa
Gan to, có cảm giác như một khối ở phía dưới xương sườn bên phải
Lá lách mở rộng như một khối phía dưới xương sườn bên trái
Đau ở vùng bụng hoặc gần xương bả vai bên phải
Sưng hoặc tràn dịch trong ổ bụng
Ngứa
Vàng da và mắt (bệnh vàng da)
Một số triệu chứng khác có thể bao gồm sốt, mạch máu mở rộng trên bụng có thể được nhìn thấy qua da, và vết bầm tím hoặc chảy máu bất thường.
Một số khối u gan khiến cho các kích thích tố tác động lên các cơ quan khác ngoài gan. Những hormone này có thể gây ra:
Nồng độ canxi trong máu cao (tăng canxi huyết), có thể gây ra buồn nôn, lú lẫn, táo bón, suy nhược, hoặc các vấn đề cơ.
Lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), có thể gây ra mệt mỏi hoặc ngất xỉu
Triệu chứng ngực to bất thường (gynecomastia) hoặc co rút tinh hoàn ở nam giới
Số lượng các tế bào máu đỏ cao có thể khiến người bệnh da bị đỏ ửng
Mức cholesterol cao
Những dấu hiệu và triệu chứng này có thể gây ra bởi các điều kiện khác, bao gồm các bệnh về gan nhưng khong phải bệnh ung thư gan. Tuy nhiên, khi gặp những dấu hiệu này bạn nên đi khám ngay lập tức và được điều trị sớm nếu cần thiết.

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Tầm soát bàng quang bằng các phương pháp hiện đại

Nguyên nhân gây bệnh ung thư bàng quang hiện nay chưa được công bố, bới với mỗi người thì có nguyên nhân khác nhau, bài viết này sẽ cung cho các bạn yếu tố nguy cơ gây nên bệnh:
Độ tuổi: Nguy cơ mắc ung thư bàng quang tăng lên khi người ta già đi. Những người dưới 40 tuổi hiếm khi mắc căn bệnh này.
Thuốc lá: Sử dụng thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn người không hút thuốc hai đến ba lần. Người hút thuốc lá tẩu hoặc xì gà còn có nguy cơ cao hơn.
Nghề nghiệp: Một số công nhân có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn do tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư ở nơi làm việc. Công nhân trong ngành cao su, hóa chất và thuộc da có nguy cơ cao. Nhân viên làm đầu, thợ máy, công nhân kim khí, thợ in, họa sĩ, công nhân ngành
dệt may và tài xế lái xe tải cũng có nguy cơ cao.

Nhiễm khuẩn: Bị nhiễm một số loại kí sinh trùng nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang. Những loại kí sinh trùng này thường phổ biến ở những vùng nhiệt đới.
Xem thêm cách chẩn đoán ung thư bàng quang bằng cách phương pháp hiện đại nhất
Chế độ điều trị có sử dụng cyclophosphamid hoặc arsenic: Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị ung thư và một số tình trạng bệnh khác. Chúng làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Chủng tộc: Người da trắng có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao gấp hai lần người Mỹ gốc Phi và người Tây Ban Nha. Tỷ lệ mắc thấp nhất là ở người châu Á.
Giới nam: Nguy cơ mắc ung thư bàng quang ở nam giới cao hơn ở nữ giới hai đến ba lần.
Tiền sử gia đình: Những người có thành viên trong gia đình bị ung thư bàng quang có vẻ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu những thay đổi trong một số gen nhất định có thể gây tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang.
Ngoài ra, môi trường làm việc, môi trường sống phải tiếp xúc nhiều với nhiều hóa chất độc hại như asen , phenol, thuốc nhuộm anilin, và arylamines…cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh. Chính vì thế, các công nhân như thợ làm đầu, thợ kim khí, thợ sơn, in, dệt, người lái xe tải là những người có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Để chủ động và phòng ngừa bệnh ung thư bàng quang, tốt nhất, chúng ta nên thay đổi thói quen và môi trường sống như không hút thuốc; tránh xa các hóa chất và nguồn nước nhiễm hóa chất; uống nhiều nước mỗi ngày để thải lọc những chất độc có trong nước tiểu; ăn nhiều rau cải xanh và khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe.
Xem thêm thông tin tại đây: http://truongton.net/forum/blog.php?b=1074538

Ung thư bàng quang gây nên những thay đổi trong cơ thể

Ung thư bàng quang gây nên những thay đổi trong cơ thể gì không? Ung thư bàng quang có dấu hiệu gì không? Những người nào có nguy cơ bệnh này? Tuổi cao có nguy cơ mắc bệnh không? ệnh được phát hiện là tỉ lệ mắc ở nam giới cao hơn nữ giới

Dấu hiệu ung thư bàng quang rõ rết hơn khi mới mắc được liệt kê ra dưới đây:
1. Đi tiểu ra máu: đi tiểu ra máu đa số là do viêm loét khối u chảy máu gây ra, lượng máu có thể nhiều có thể ít, đa số là có thể nhìn thấy bằng mắt thường, một số ít thì cần dùng đến kính hiển vi mới có thể nhìn thấy tế bào hồng cầu trong nước tiểu.

2. Đi tiểu ra máu trong ung thư bàng quang có hai đặc điểm: một là không đau, dù có hiện tượng đi tiểu ra máu nhưng bệnh nhân không có bất cứ triệu chứng đau đớn nào hay cảm giác khó chịu nào, y học gọi đó là đi tiểu ra máu không đau. Đặc điểm thứ 2 là tính đứt quãng, tức là đi tiểu ra máu theo từng đợt, có thể tự ngưng hoặc giảm bớt, hai lần đi tiểu ra máu có thể cách nhau vài ngày cũng có thể cách vài tháng, thậm chí là nửa năm.
3. Triệu chứng kích thích bàng quang: khối u xuất hiện ở khu tam giác của bàng quang, phạm vi bệnh biến mở rộng hoặc viêm nhiễm nên sẽ tác động vào bàng quang gây ra hiện tượng tiểu nhiều.
4. Triệu chứng tắc đường tiết niệu: khối u lớn, khối u ở đỉnh bàng quang và huyết khối tắc nghẽn sẽ dẫn đến hiện tượng đi tiểu khó thậm chí bị bí tiểu. Khối u xâm lấn đến ống dẫn nước tiểu sẽ làm tắc đường tiết niệu, từ đó xuất hiện hiện tượng đau lưng, thận ứ nước và tổn thương chức năng thận.
Cách điều trị ung thư bàng quang như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,... Cách nào được chọn cho từng giai đoạn bệnh,
5. Triệu chứng di căn: giai đoạn cuối, khi khối u xâm lấn đến cơ quan, tổ chức xuang quanh khối u hoặc có di căn hạch sẽ dẫn đến hiện tượng đau vùng bàng quang, dò âm đạo đường tiết niệu và phù chân, khi bị di căn xa sẽ xuất hiện tổn thương chức năng của cơ quan bị di căn, đau xương và suy nhược cơ thể.
Một số dấu hiệu khác bao gồm: Muốn đi tiểu liên tục, đi tiểu đau, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu dắt, muốn đi tiểu nhưng không đi được... 
Để chủ động và phòng ngừa bệnh ung thư bàng quang, tốt nhất, chúng ta nên thay đổi thói quen và môi trường sống như không hút thuốc; tránh xa các hóa chất và nguồn nước nhiễm hóa chất; uống nhiều nước mỗi ngày để thải lọc những chất độc có trong nước tiểu; ăn nhiều rau cải xanh và khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe.
Xem thêm nguồn tham khảo tại đây: https://sites.google.com/site/timhieubenhungthu/ung-thu-bang-quang-co-dau-hieu

Xạ trị sẽ kéo dày thời gian sống của bệnh nhân ung thư thực quản

Tại trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện - Bạch Mai đã triển khai ứng dụng xạ trị cho hàng nghìn bệnh nhân ung thư trong đó hơn 100 bệnh nhân ung thư thực quản. Đặc biệt kỹ thuật xạ trị điều biến liều IMRT lần đầu tiên được triển khai và ứng dụng thành công tại Việt Nam để xạ trị cho nhiều loại ung thư trong đó có bệnh ung thư thực quản.
Đây là kỹ thuật xạ trị tiên tiến hiện đang được sử dụng rộng rãi tại các nước phát triển châu Âu hay châu Mỹ, nó cho phép người thầy thuốc hướng các chùm tia bức xạ một cách chính xác và nhiều nhất vào khối u, trong khi đó các cơ quan cần bảo vệ và các cơ quan lành chung quanh lại nhận liều bức xạ ít nhất và được bảo vệ tối ưu nhất. Việc sử dụng tia xạ để điều trị đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử y học. Cùng với lợi ích điều trị thì các tác dụng ngoại ý của tia xạ lên các mô lành cũng là một vấn đề nan giải cho các nhà lâm sàng.
Những bệnh nhân được xạ trị có thể được kéo dài thêm nhưng chất lượng cuộc sống thì có thể bị giảm đi do các tác dụng không mong muốn của tia xạ. Kỹ thuật IMRT ra đời là góp phần giải quyết được khó khăn cho vấn đề này.
Đối với ung thư thực quản hay các khối u ác tính ở vùng trung thất... thường có những khó khăn trong việc xạ trị vì nhiều cơ quan dễ bị ảnh hưởng bởi bức xạ khi tiến hành xạ trị. Nhiều biến chứng có thể xảy ra vì rất khó tránh các cơ quan lân cận nếu chúng ta sử dụng các kỹ huật xạ trị kinh điển như máy xạ trị Co-60, máy xạ trị gia tốc tuyến tính (LINAC) với kỹ thuật 3D. Do vậy kỹ thuật xạ trị điều biến lièu (IMRT) là một lựa chọn tối ưu cho nhiều bệnh nhân ung thư thực quản.
Từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 10 năm 2009 40 bệnh nhân ung thư thực quản bằng phương pháp điều trị ung thư thực quản bằng xạ trị điều biến liều IMRT cho thấy : tuổi thấp nhất 24, tuổi cao nhất 87, tuổi trung bình 56,2. tỷ lệ nam/nữ 3/1. Triệu chứng hay gặp là nuốt nghẹn 86%, sút cân 92%, 6% bệnh nhân biểu hiện khó thở do khối u xâm lấn, chèn ép khí quản. di căn hạch 43%, di căn phổi 12%, di căn xương 8%, soi thực quản phát hiện 56% khối u ở thực quản ngực, 36% thực quản cổ, 8% ở thực quản bụng. Hay gặp nhất là ung thư biểu mô vảy 82%, ung thư biểu mô tuyến 18%. 80% ung thư dạng sùi, 14% dạng loét, 6% khối u dạng thâm nhiễm. Trong 40 trường hợp đến với chúng tôi đều ở giai đoạn III, IV. 24% xạ trị tiền phẫu sau đó phẫu thuật, 76% xạ trị triệt căn kết hợp với hoá chất bổ trợ. Đánh giá kết quả sau xạ trị điều biến liều IMRT : 92% bệnh nhân nuốt trở lại bình thường, 8% phải mở thông dạ dày, 70% u đáp ứng hoàn toàn, 24% u đáp ứng 1 phần, 6% khối u không đáp ứng. 68% hạch tan hết sau xạ, 28% hạch còn lại xơ cứng, 4% hạch vẫn tiên triển to lên gây chèn ép. Không gặp trường hợp nào rò thực quản khí quản sau xạ, không có trường hợp nào viêm da sau tia.
Tóm lại ung thư thực quản là bệnh lý thường gặp, bệnh nhân đến viện chủ yếu nuốt nghẹn, khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Bệnh đáp ứng tương đối tốt với hoá xạ trị đồng thời, đặc biệt xạ trị điều biến liều IMRT đã mang lại hiệu quả điều trị, ít biến chứng, cải thiện tốt chất lượng sống, tăng thời gian sống thêm cho bệnh nhân. Các chẩn đoán ung thư thực quản sớm với các cách mà bác sĩ thường sử dụng